Hotline: 0914547799 info@royaltea.vn
Logo

Kinh doanh nhượng quyền ở Việt Nam sôi động ngành F&B

Những chuyên gia nghiên cứu trong ngành F&B đã nhận định rằng, trong thời gian tới, kinh doanh trà sữa sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh và đây là một cơ hội tốt cho những ai bắt đầu khởi nghiệp.

 

Kinh doanh nhượng quyền trà sữa ở Việt Nam

Thời của những đồ uống đá xay đã qua đi và thay thế vào đó là trà sữa – một thức uống “không hề xa lạ” đang làm mưa làm gió trên thị trường. Chút vị chát của trà hòa quyện với vị ngọt tương phản từ sữa tưởng chừng như không hợp mà lại tạo nên một thứ dễ uống, có thể chinh phục mọi đối tượng khách hàng.

Lĩnh vực thực phẩm và đồ uống (F&B) chưa bao giờ hết sôi động khi liên tục thu hút các thương hiệu nhượng quyền từ nước ngoài.

Theo thống kê của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trong 8 năm qua, Vụ đã cấp phép cho 137 thương nhân và 148 thương hiệu, nhãn hiệu nước ngoài vào Việt Nam.

1. Cơn sốt tưởng như đã giảm nhiệt

Khoảng 2007, 2008, trà sữa chính thức xuất hiện và bùng lên thành một “cơn sốt” trong giới trẻ dưới một tên gọi chung: Trà sữa Đài Loan. Với hương vi đa dạng, phong phú đủ các loại như socola, hoa quả đi kèm với thứ trân châu dai dai lạ miệng, trà sữa trở thành món yêu thích của đa số các em học sinh, sinh viên thời bấy giờ vì mức giá rất rẻ chỉ từ 10 đến 15 ngàn một cốc. Bắt được xu hướng này, hàng loạt cửa hàng trà sữa mọc lên “như nấm sau mưa”.

Đa số trên thị trường lúc đó là các hộ kinh doanh trà sữa tự phát nhỏ lẻ dưới hình thức xe đẩy hoặc cửa hàng chỉ với vài ba ghế nhựa cho khách. Quy trình quản lý bán hàng thì sơ sài và thiếu tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn dến sự biến mất của cơn sốt này chính là ở nguồn gốc nguyên liệu của các cốc trà sữa. Số lượng tăng quá nhanh, chất lượng khó kiểm soát, nhiều loại bột trà, bột sữa kém chất lượng và mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã bị các cơ quan chức năng và truyền thông “phanh phui”.

2. Sự trở lại đầy mạnh mẽ

Tưởng như thứ nước giải khát này đã bị người tiêu dùng cho vào quên lãng, thế nhưng, trong một vài năm trở lại đây, thị trường đã chứng kiến sự trở lại đầy mạnh mẽ của trà sữa. Người tiêu dùng dường như đã lấy lại niềm tin với món đồ uống này. Thậm chí, trong lần này, nó còn có sức ảnh hưởng và lan tỏa mạnh mẽ hơn so với giai đoạn trước.

Bà Phạm Thị Hương, chuyên gia nghiên cứu và phát triển nhượng quyền thương mại (franchise) của Arocking cũng đồng tình rằng, franchise trong lĩnh vực F&B ngày càng phổ biến tại Việt Nam. "Franchise F&B rất hấp dẫn bởi chủ kinh doanh không phải mất nhiều tiền bạc, thời gian, tâm trí để xây dựng thương hiệu.

Hơn nữa, các vấn đề về rủi ro trong khởi nghiệp cũng được giảm thiểu vì đã có sẵn mô hình kinh doanh thành công để áp dụng.

Bên cạnh đó, bên nhận nhượng quyền cũng được "thừa kế” kinh nghiệm, bí quyết tổ chức kinh doanh của bên nhượng quyền và thụ hưởng hiệu ứng chuỗi của hệ thống", bà Hương phân tích.

Trên thực tế, giá thành của một ly trà sữa hiện nay trung bình khoảng từ 30-60 ngàn, gấp từ 2 -3 lần so với trước đây, trong khi đó chi phí nguyên liệu cho một ly trà sữa lại không quá cao. Chi phí thì thấp lợi nhuận thì lớn, vì thế, đây có thể xem là lí do tại sao “người người nhà nhà” lại lựa chọn kinh doanh nhượng quyền để khởi nghiệp.

3. Lý giải sự thành công

Bài học đầu tiên rút ra từ sự thất bại trước đây chính là tốc độ phát triển cần đi kèm với chất lượng. Muốn thương hiệu tồn tại lâu dài thì càng cần quan tâm kỹ lượng tới sản phẩm. Khi quay trở lại thị trường, bài toán lớn nhất mà các thương hiệu trà sữa cần phải giải quyết là xây dựng lại niềm tin, gạt bỏ nỗi lo về chất lượng cho người tiêu dùng. Nếu như trước đây trà sữa chủ yếu được pha bằng bột trà và bột sữa – những nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc thì nay được thay thế bằng trà và sữa tươi. Thậm chí, có nhiều cửa hàng như Royal Tea, khách hàng đến order, sau đó nhân viên mới đi pha trà chứ không làm sẵn.

 

Chất lượng sản phẩm được cải thiện mỗi ngày

Không chỉ dừng lại ở việc cải tiến chất lượng trà và sữa mà các quán còn bổ sung thêm rất nhiều các loại topping kèm trong mỗi cốc. Theo báo cáo dự đoán của một bên nghiên cứu thị trường, người Việt thích sử dụng những loại đồ uống có thứ nhai được bên trong. Nắm bắt điều này, nhiều người có kinh nghiệm kinh doanh trà sữa đã nghĩ ra những thứ topping độc đáo như trân châu trắng, trân châu sợi, pudding xoài, rau câu.

Việc xây dựng thương hiệu cũng được nhiều người kinh doanh trà sữa coi trọng hơn. Nếu so với trước đây, bao bì đóng thô sơ với những hình hoạt hình kém chuyên nghiệp thì nay, mỗi cốc trà sữa đều có logo và thiết kế mang đậm dấu ấn riêng. Nhiều quán có trang bị máy in tem nhãn trà sữa để ghi chú cẩn thận những thông tin về tên sản phẩm, lượng đường, đá hay topping kèm theo.

Theo dõi quá trình phát triển của trà sữa tại thị trường Việt Nam, có thể rút ra bài học lớn về sự hồi sinh của một sản phẩm đã từng bị người tiêu dùng quay lưng. Bí quyết để kinh doanh trà sữa thành công là sự thay đổi mang tính toàn diện, từ thương hiệu đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sự hồi sinh của ngành F&B cho thấy nhượng quyền thương hiệu thực sự là một hướng đi tốt cho các doanh nhân thời đại 4.0.

 

 

 

 

Các tin khác
Royaltea Phan Thiết - Thẩm vị trà sữa tại thành phố biển xinh đẹp

Royaltea Phan Thiết - Thẩm vị trà sữa tại thành phố biển xinh đẹp

Cùng trải nghiệm hương vị nguyên bản & không gian" vạn góc sống ảo" tại Royaltea Phan Thiết
Royaltea VinCom Cà Mau - Hương vị nguyên bản

Royaltea VinCom Cà Mau - Hương vị nguyên bản

Cùng trải nghiệm hương vị nguyên bản & không gian" vạn góc sống ảo" tại Royaltea Vincom Cà Mau
Menu Royaltea - Thực đơn trà sữa Royaltea đầy đủ nhất 2023

Menu Royaltea - Thực đơn trà sữa Royaltea đầy đủ nhất 2023

Trà sữa là thức uống không thể thiếu của giới trẻ hiện nay. Nếu bạn là “tín đồ” của trà sữa thì chắc chắn không thể không biết thương hiệu trà ...
Bí quyết nhượng quyền thương hiệu trà sữa của koi và royaltea

Bí quyết nhượng quyền thương hiệu trà sữa của koi và royaltea

Đứng trước guồng quay chóng mặt của thị trường cùng những lợi nhuận hấp dẫn từ mô hình nhượng quyền, liệu bạn đã đủ tự tin để sở hữu những yếu ...
Kinh doanh trà sữa túi có lãi nhiều không

Kinh doanh trà sữa túi có lãi nhiều không

Vài năm trở lại đây các thương hiệu nổi tiếng lại vực dậy thức uống đầy màu sắc và mùi vị này…Không dừng lại ở đó, trà sữa còn đang thay ...
Đăng ký tư vấn x